Đó là câu hỏi của mọi học sinh ham học ở mọi lứa tuổi. Học thì phải thử thách bằng các kỳ thi trong năm học, giữa học kỳ, và cuối học kỳ. Đã có nhiều học sinh đã biểu lộ những buồn vui trên nét mặt sau những kỳ thi. Có những vui mừng thì cũng có những lo lắng và hồi hộp. Có những em vững tin vào khả năng của mình thì cũng có những em thất vọng về sự học của mình. Để tránh những lo lắng thái quá. Người viết xin mời mọi người cùng tham khảo về cách học hành của con em mình trong suốt thời gian còn cắp sách đến trường.

 
Học với hành tuy hai mà một, nhưng nó tuy một mà hai. Thật là khó tách rời được hai chữ học và hành ấy. Khi bài này được gởi đến tay của qúi vị phụ huynh học sinh, thì các em đã học xong được một học kỳ nửa năm rồi. Tháng 6 là tháng thi cử đã làm các em mệt nhừ với chồng sách vở, với những đêm không ngủ, những ly nước trà, những tô cháo, và những đĩa trái cây luôn luôn được đầy tràn, hầu các em có đủ sức để mà học thi giữa năm. Chính vì những công sức mà qúi vị cùng các em đã bỏ ra nên sự học trở nên vô cùng qúi giá, vì học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau.

 
Đầu năm mới, niên học mới. Thầy Giáo Trường Dòng xin được gởi đến quý vị phụ huynh, các em, các cháu tuổi học trò, học sinh, và các anh chị sinh viên. Lời chào cùng lời cầu chúc một năm mới sức khoẻ dồi dào, hồn an xác mạnh, và một niên học đạt được nhiều kết qủa tốt đẹp nhất.

 
Ở thế gian này chữ “Sợ” xuất hiện ở khắp mọi nơi, khắp mọi ngã ngách, phố phường hay thôn quê. Người ta sợ trời mau tối vì khi màn đêm buông xuống cảnh vật sẽ chìm trong tối tăm. Cũng có người sợ trời mau sáng vì khó lòng săn bắt thú rừng, vì chúng hay tìm mồi về ban đêm. Những người nông dân sợ thời tiết khô cạn, nên cầu mong cho có mưa và rồi họ lại lo sợ khi trời mưa lũ làm lụt lội đồng ruộng của họ. Cũng có người ở trong nhà sợ kẻ trộm đến viếng thăm, có kẻ đi ngoài đường sợ bị cướp giựt. Nỗi lo sợ đến với kẻ làm ăn buôn bán, người thì buôn bán ế ẩm, giá hàng mua tăng cao, thuế nặng. Nhà nghèo thì lo thiếu của ăn, nhà giàu thì lo sợ kẻ cắp, bệnh hoạn, chết sớm. Người dân thì lo chính quyền tham nhũng. Người lãnh đạo quốc gia thì lo sợ bị nước khác đàn áp, xâm chiếm. Người đi lính thì lo sợ sự chết đến bất cứ lúc nào, vì phải chiến đấu với kẻ thù. Tóm lại, mọi người đều có mối lo sợ của riêng mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào cũng vậy cả.

 
  Chỉ có cách hai thế hệ  hay nói đúng ra là 40 năm trước và sau mà thôi. Chúng ta phải giật mình, khi nghĩ đến giới trẻ ngày hôm nay. Họ cao lớn, khỏe mạnh hơn; Họ học hành chữ nghĩa nhiều hơn; Họ có cuộc sống sung túc hơn chúng ta gấp ngàn lần, thế nhưng cách sống đạo của họ đang trên đà đi xuống. Giới trẻ ngày nay ở phương trời Tây này có nhiều cặp ly dị hơn, ít người đi lễ, đi viếng Mình Thánh Chúa hơn, ít người chịu tham gia hội đoàn đoàn thể Công Giáo, ít người chịu đi tu hơn, như lời than của Chúa Giê-su: “Lúa chín thì nhiều mà thợ gặt thì ít”. Bài viết này xin được nêu ra những điều khác biệt ấy, để chúng ta cùng tìm hiểu, và có thể hướng dẫn con cháu của chúng ta cách sống đạo trong thời buổi bây giờ, nơi xứ lạ quê người. Xưa và nay hẳn có nhiều khác biệt. Thế nhưng, người viết chỉ xin được lướt qua những sự khác biệt về  sự học hành, cách giải trí, về cái ăn, cái mặc, về môi trường sống, và cách sống đạo.

 
Khi trang báo này đến tay quí vị độc giả, thì đa số các em sinh viên đã được nghỉ học vì niên học đã kết thúc. Các em học sinh lớp 12 cũng thế. Kỳ thi cuối năm đã gần xong, bao nhiêu nỗi lo âu đã dần dần biến mất trên khuôn mặt của các em. Tiếng cười, tiếng nói cũng theo đó mà vang lên khắp mọi nhà. Nhiều em học sinh, đã lâu lắm không thấy mặt vì các em tối ngày cắm cúi học hành ở trường, hay ở trong phòng. Các em nay cũng thấy bắt đầu ló mặt ra phố chợ mua sắm, hay hiện diện ở chỗ  vui chơi giải trí, hội đoàn. Thế mới phải chứ. Học để bớt khổ chứ đâu phải chịu khổ vì học cả đời.

 
Các em học sinh thân mến. Khi đi học, các em với tinh thần tranh đua, ai nấy cũng ước, muốn mình sẽ học giỏi hơn bạn của mình hay ít nhất là bằng với các bạn giỏi trong lớp, hay như các bạn học ở trường tư nổi tiếng khác. Thế nhưng, Chúa ban cho mỗi em một trí thông minh, trí nhớ khác nhau. Đã thế, cách dạy của các thầy cô lại khác nhau, tùy theo từng trường, từng nơi. Chính vì thế mà các em đều mong mình sẽ gặp được thày cô tốt, bạn tốt. Họ sẽ giúp chỉ cho mình cách học tốt nhất, để các em có thể ghi nhớ được tất cả những gì mình học.

 
Chúng ta thường nghe các cụ dạy con cháu: “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”. Thế nhưng, tôi còn khuyên các cháu học trò rằng: “Học phải suy, làm phải nghĩ”. Ở nhà trường, thì dù học môn học nào, các em học sinh cũng cần phải tập trung, suy nghĩ, thì mới hiểu thấu được những gì mình học. Chúng ta thường thấy  mỗi lần có họp phụ huynh học sinh, thì thầy cô khen học trò này giỏi và chăm chỉ; Học sinh kia thông minh, điềm tĩnh, trả lời đúng các câu hỏi, hay làm được các bài tập đã học. Lý do là vì các em này chăm chỉ ôn bài và tập trung nghe giảng bài trong lớp và chịu khó suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi. Cũng có em bị thầy cô than phiền là lơ đãng, không tập trung nghe giảng, không tham gia vào các cuộc hội thảo trong lớp, không làm bài tập cho đem về nhà làm. Chúng ta thử tìm hiểu xem những lý do nào đã khiến các em mắc phải cơn bệnh nan y như thế.

 
 Cách đây ba mươi năm, hồi làn sóng người tỵ nạn mới đến Úc. Người ta khi gặp nhau thường hay nói đến chuyện mua được xe mới, xe nhập, nhất là các thanh niên thì tràn đầy hy vọng là có phương tiện để chở người yêu đi lễ, đi làm hay đi chơi và sau đó là hy vọng cưới được người mình yêu. Dần dần cuộc sống ổn định, người ta khi gặp nhau thì lại hỏi thăm nhau về việc mua nhà, nhà gạch hay nhà cây, và ở vùng nào .

 
Một câu hỏi thật ngắn gọn, nhưng khó trả lời tùy theo cách nói nhanh chậm, hoặc khác cung giọng trầm bổng,  nó cũng thay đổi theo bộ mặt cung kính hay giận dỗi.